Đáp án - đề 13 - trang 2

Câu 4.

(2,5 điểm)

 

Cho hình thang $ABCD$ (AB//CD,$AB<CD$). Gọi $K, M$ lần lượt là trung điểm của $BD$ và $AC$. Đường thẳng đi qua $K$ và vuông góc với $AD$ cắt đường thẳng đi qua $M$ và vuông góc với $BC$ tại $Q$. Chứng minh:

a) KM // AB.

b) $QD=QC.$

 

a

(1.0 điểm)

Gọi $I$ là trung điểm $AB$, $E=IK\cap CD\,,\,\,R=IM\cap CD$.

Xét hai tam giác $KIB$ và $KED$ có $\left\{ \begin{array}{l}
\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\\
KB{\rm{ }} = {\rm{ }}KD{\rm{ }}\\
\widehat {IKB} = \widehat {EKD}
\end{array} \right.\;\;$

$\Rightarrow \Delta KIB=\Delta KED\Rightarrow IK=KE\text{   (1)}$.

Chứng minh tương tự có: $\Delta MIA=\Delta MRC\Rightarrow MI=MR\text{   (2)}$

Từ (1) và (2) suy ra KM là đường trung bình $\Delta IER$ $\Rightarrow $ KM // CD

Do CD // AB (gt). Vậy KM // AB (đpcm)

b

(1.5 điểm)

Ta có: IA=IB, KB=KD (gt) $\Rightarrow $ IK là đường trung bình của $\Delta $ABD $\Rightarrow $  IK//AD hay IE//AD

$\Rightarrow QK\bot IE$. Suy ra $QK$là đường trung trực ứng với cạnh IE của $\Delta IER$.

Tương tự ta chứng minh được QM là đường trung trực ứng với cạnh $IR$ của $\Delta IER$.

Hạ $QH\bot CD$ thì QH là trung trực ứng với cạnh $ER$ của $\Delta IER$

Do $DE=RC=\dfrac{1}{2}AB\Rightarrow QH$ là đường trung trực của đoạn CD.

Vậy $QC=QD$.

Câu 5( 1 điểm)

 

Có bao nhiêu tập hợp con $A$ của tập hợp $S=\left\{ 1,2,3...2018 \right\}$ thỏa mãn điều kiện $A$ có ít nhất hai phần tử và nếu $x\in A,\,y\in A,\,x>y$ thì $\dfrac{{{y}^{2}}}{x-y}\in A$.

 

 

Với mỗi tập $A$ là tập con của $S=\left\{ 1,2,3...2018 \right\}$ thỏa mãn đề bài, gọi $a$ và $b$ lần lượt là phần tử nhỏ nhất và lớn nhất của tập $A(a,b\in S,a<b)$.

Ta chứng minh $b\le 2a$.

Thật vậy, giả sử $b>2a$, theo giả thiết $c=\dfrac{{{a}^{2}}}{b-a}\in A.$

Mà $b>2a=>ba>a>0=>c\text{ }=\dfrac{{{a}^{2}}}{b-a}<\dfrac{{{a}^{2}}}{a}=a$, mâu thuẫn với $a$ là phần tử nhỏ nhất của $A$. Vậy $b\le 2a$.

Gọi $d$ là phần tử lớn nhất của tập $B=A\backslash \left\{ b \right\}.$

Ta chứng minh $b\ge 2d$.

Thật vậy, giả sử $b<2d$, theo giả thiết thì $d<b=>e=\dfrac{{{d}^{2}}}{b-d}\in A$.

Mà $b<2d=>0<bd<d=>e>\dfrac{{{d}^{2}}}{d}=d$.

Suy ra $e\in A$ nhưng $e\notin B$

Do đó

 $e=b\Rightarrow \dfrac{{{d}^{2}}}{b-d}=b=>{{d}^{2}}={{b}^{2}}-bd=>5{{d}^{2}}=4{{b}^{2}}-4bd+{{d}^{2}}={{(2b-d)}^{2}}$

(mâu thuẫn vì VP là số chính phương, VT không là số chính phương)

Vậy $b\ge 2d\Rightarrow 2d\le b\le 2a\Rightarrow d\le a$. Mà $a\le d$($a$ và $d$ lần lượt là phần tử nhỏ nhất và lớn nhất của B) nên $a=d\Rightarrow b=2a$.

Do đó$A=\left\{ a;2a \right\}.$ Kiểm tra lại ta thấy $A$ thỏa mãn đề bài.

Vì $a\in S$ và $2a\in S$ nên $2\le 2a\le 2018\Rightarrow 1\le a\le 1009$

Vậy số tập con A thỏa mãn đề bài là 1009 tập.

Câu 6.

(1,0 điểm)

 

Trên đường tròn (O) lấy hai điểm cố định A và C phân biệt. Tìm vị trí của các điểm B và D thuộc đường tròn đó để chu vi tứ giác ABCD có giá trị lớn nhất.

 

Không mất tổng quát giả sử:$AB\le AC$. Gọi $B'$ là điểm chính giữa cung $\overset\frown{ABC}\Rightarrow AB'=CB'$.

Trên tia đối của $BC$ lấy điểm $~A$ sao cho:$BA=BA$

$\Rightarrow AB+BC=CA'$

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}
\widehat {B'BC} = \widehat {B'AC} = \widehat {B'CA}\\
\widehat {B'CA} + \widehat {B'BA} = {180^0}\\
\widehat {B'BC} + \widehat {B'BA'} = {180^0}
\end{array} \right. \Rightarrow \widehat {B'BA} = \widehat {B'BA'}$

$\Rightarrow \Delta ABB=\Delta ABB\Rightarrow A'B'=B'A$

$\Rightarrow B'A+B'C=B'A'+B'C\ge A'C=AB+BC~$ ($BA+BC$ không đổi vì $B,A,C$ cố định). Dấu “=” xảy ra khi $B$ trùng với $B$.

Tương tự nếu gọi $D$ là điểm chính giữa cung $\overset\frown{ADC}$ thì ta cũng có$AD+CD~\ge AD+CD$. Dấu “=” xảy ra khi $D$ trùng với $D$ .

Vậy chu vi tứ giác $ABCD$ lớn nhất khi $B,D$ là các điểm chính giữa các cung $\overset\frown{AC}$ của đường tròn $\left( O \right)$.

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản