Bài tập tuần môn Toán lớp 7 - Tuần 16

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 7 TUẦN 16

Đại số 7 : § 7Đồ thị hàm số y = ax ( a ≠ 0)

Hình học 7:   Luyện tập (ba trường hợp bằng nhau của tam giác)

†††††††††

 

Bài 1:   a) Vẽ đồ thị hàm số $y=-\frac{3}{4}x.$

b) Cho biết tọa độ các điểm $A\left( 4;-3 \right);\,\,B\left( 1;\frac{3}{4} \right);\,\,\,C\left( 3;0 \right).$
Bằng phép tính hãy xác định xem điểm nào thuộc đồ thị hàm số và biễu diễn điểm đó trên mặt phẳng tọa độ.

c) Tính diện tích tam giác $\Delta AOC$

Bài 2: a) Xác định hệ số a biết đồ thị hàm số $y=\text{ax}$ đi qua điểm $A\left( 2;\frac{3}{2} \right)$ và vẽ đồ thị của hàm số trên.

b) Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số trên:

                          $B\left( 4\sqrt{2};3\sqrt{2} \right);$ $C\left( -2;-\frac{3}{2} \right);$ $D\left( -\frac{8}{3};2 \right)$

c) Biết điểm $E\left( m;-2 \right)$; $F\left( 4\sqrt{3};b \right)$ thuộc đồ thị hàm số trên. Tính giá trị của $m,\,b.$

Bài 3:  Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, C. Trên tia Oy lấy hai điểm B, D sao cho OA = OB, OC = OD.

a) Chứng minh: AD = BC.

b) Gọi E là giao điểm AD và BC. Chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy

Bài 4: Cho tam giác ABC có các góc đều nhọn, và AB < AC. Phân giác của góc A cắt cạnh BC tại D. Vẽ BE vuông góc với AD tại E. Tia BE cắt cạnh AC tại F.

a, Chứng minh AB = AF.

b, Qua F vẽ đường thẳng song song với BC, cắt AE tại H. Lấy điểm K nằm giữa D và C sao cho FH = DK. Chứng minh DH = KF và DH // KF.

c, Chứng minh góc ABC lớn hơn góc C.

 

 

Hết

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:  

a)

Vẽ đồ thị hàm số $y=-\frac{3}{4}x$

Vẽ hệ trục tọa độ $Oxy$.

Bảng giá trị:

x

0

4

$y=-\frac{3}{4}x$

0

$-3$

 

 

 

 

Điểm $A\left( 4;-3 \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y=-\frac{3}{4}x$. Vậy đường thẳng $OA$ là đồ thị của hàm số đã cho.

b)

+) Thế $x=4$ vào hàm số $y=-\frac{3}{4}x$, ta được: $y=-\frac{3}{4}.4=-3$ bằng tung độ điểm A.

Vậy $A\left( 4;-3 \right)$thuộc đồ thị  hàm số $y=-\frac{3}{4}x$

+) Thế $x=1$ vào hàm số $y=-\frac{3}{4}x$, ta được:$y=-\frac{3}{4}.1=-\frac{3}{4}$khác tung độ điểm B.

Vậy $B\left( 1;\frac{3}{4} \right)$không thuộc đồ thị  hàm số $y=-\frac{3}{4}x$

+) Thế $x=3$ vào hàm số $y=-\frac{3}{4}x$, ta được: $y=-\frac{3}{4}.3=-\frac{9}{4}$khác tung độ điểm C.

Vậy $\,C\left( 3;0 \right)$không thuộc đồ thị  hàm số $y=-\frac{3}{4}x$.

c)Tính diện tích tam giác$\Delta AOC$

Kẻ đường cao $AD$ của $\Delta ABC$$\Rightarrow {{x}_{D}}=4;{{y}_{D}}=0$

$\Rightarrow D\left( 4;0 \right)$ thuộc trục $Ox$. Ta có: ${{S}_{\Delta AOC}}=\frac{1}{2}.OC.AD=\frac{1}{2}.3.3=\frac{9}{2}\,\,$ (đvdt).

 

Bài 2:

a) +) Đồ thị hàm số $y=\text{ax}$ đi qua điểm $A\left( 2;\frac{3}{2} \right)$$\Rightarrow \frac{3}{2}=a.2\Rightarrow a=\frac{3}{4}.$

+) Vẽ đồ thị hàm số $y=\frac{3}{4}x$.

  Vẽ hệ trục tọa độ $Oxy$.

  Bảng giá trị:

x

0

4

$y=\frac{3}{4}x$

0

3

 

 

 

 

Điểm $A\left( 4;3 \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y=\frac{3}{4}x$.

Vậy đường thẳng $OA$ là đồ thị của hàm số đã cho.

b)

- Thế $x=4\sqrt{2}$ vào hàm số $y=\frac{3}{4}x$, ta được: $y=\frac{3}{4}.4\sqrt{2}=3\sqrt{2}$ bằng tung độ điểm $B$ .

Vậy $B\left( 4\sqrt{2};3\sqrt{2} \right)$thuộc đồ thị  hàm số $y=\frac{3}{4}x$.

- Thế $x=-2$ vào hàm số $y=\frac{3}{4}x$, ta được: $y=\frac{3}{4}.\left( -2 \right)=-\frac{3}{2}$ bằng tung độ điểm $C$ .

Vậy $C\left( -2;-\frac{3}{2} \right)$thuộc đồ thị  hàm số $y=\frac{3}{4}x$.

- Thế $x=-\frac{8}{3}$ vào hàm số $y=\frac{3}{4}x$, ta được: $y=\frac{3}{4}.\left( -\frac{8}{3} \right)=-2$ bằng tung độ điểm $D$ .

Vậy $D\left( -\frac{8}{3};2 \right)$thuộc đồ thị  hàm số $y=\frac{3}{4}x$

c) -  Điểm $E\left( m;-2 \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y=\frac{3}{4}x$$\Rightarrow -2=\frac{3}{4}.m\Rightarrow m=-\frac{8}{3}.$

- Điểm $F\left( 4\sqrt{3};\,b \right)$ thuộc đồ thị hàm số $y=\frac{3}{4}x$$\Rightarrow b=\frac{3}{4}.4\sqrt{3}\Rightarrow b=3\sqrt{3}.$

Bài 3:  a) OAD và OBC có:

           OA = OB (gt)

            là góc chung

           OD = OC (gt)

Vậy OAD = OBC (c.g.c)

 $ \Rightarrow $  AD = BC (2 cạnh tương ứng)

 b)  (kề bù)  (kề bù)

 (vì OAD = OBC) nên

* Xét EAC và EBD có: AC = BD (suy ra từ giả thiết)

                                                  (theo chứng minh trên)

                                                 (vì OAD = OBC)

Vậy EAC = EBD (g.c.g)

$\Rightarrow$ AE = BE (2 cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau)

* Xét OAE và OBE có:  OA = OB (gt)

                                                OE là cạnh chung

                                                AE = BE (theo chứng minh trên)

 Vậy OAE và OBE (c.c.c)

     (2 góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau)

           Hay OE là phân giác của góc xOy (đpcm).

Bài 4: Hướng dẫn giải

a, ∆ABE = ∆AFE ( g-c-g) suy ra AB = AF                                                                                                                  

b) ∆HDF = ∆KFD (c-g-c)   suy ra HD = KF                                                                                                                                                                  

             HD // KF                                                                                                                

c) ∆ABD = ∆ AFD(c-g-c) suy ra: $\widehat{ABD}\text{ }=\widehat{AFD}$ (1)                                                     

 ∆DFC có $\widehat{AFD}$ là góc ngoài nên $\widehat{AFD}\text{ }>\text{ }\widehat{C}$ (2)                                               

Từ (1) (2) có : $\widehat{ABD}\text{ }>\text{ }\widehat{C}$ hay:$\widehat{ABC\text{ }}>\text{ }\widehat{C}$                                                 

            - Hết -

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản