Bài tập tuần môn Toán lớp 7 - Tuần 14

 

 

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 7 TUẦN 14

Đại số 7 : § 2:  Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

Hình học 7:   § 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác g-c-g

†††††††††

 

Bài 1:   Cho biết 7 máy cày xong một cánh đồng hết 20 giờ. Hỏi 10 máy cày như thế (cùng năng suất) cày xong cánh đồng hết bao nhiêu giờ?

Bài 2: ΔABC có số đo các góc $\widehat{A},\widehat{B},\widehat{C}$ tỉ lệ nghịch với 3, 4, 6. Tính số đo các góc của tam giác?

Bài 3+: Ba đội máy cày, cày trên 3 cánh đồng có diện tích như nhau. Đội I hoàn thành công việc trong 4 ngày, đội II hoàn thành công việc 6 ngày. Hỏi đội III hoàn thành công việc trong bao nhiêu ngày, biết rằng tổng số máy cày của đội I và đội II gấp 5 lần số máy cày của đội III và năng suất của các máy là như nhau?

Bài 4+:  Tổng số học sinh của 3 lớp 7A;7B;7C là 143. Nếu rút đi ở lớp 7A $\frac{1}{6}$ số học sinh, ở lớp 7B $\frac{1}{8}$ số học sinh, ở lớp 7C $\frac{1}{11}$ số học sinh thì số học sinh còn  lại ở 3 lớp tỉ lệ nghịch với $\frac{1}{8};\frac{1}{7};\frac{1}{10}$ . Tính số học sinh mỗi lớp.

Bài 5:  Cho $\Delta ABC$vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy( B và C nằm cùng phía đối với xy). Vẽ $BD\bot xy=\left\{ D \right\},CE\bot xy=\left\{ E \right\}$. Chứng minh rằng:

a) $\Delta ADB=\Delta CEA$

b) $DE=DB+EC$

Bài 6:   Cho  ABC có D là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A, vẽ tia Bx // AC, Bx cắt tia AD ở E

a. Chứng minh $\Delta $ ADC = $\Delta $EDB

b. Trên tia đối của tia AC, lấy điểm F sao cho AF = AC. Gọi I là giao điểm của AB và EF. Chứng minh $\Delta $AIF = $\Delta $BIE

  Hết

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:   Gọi thời gian đội cày xong cánh đồng là $x(x>0)$ giờ

Thời gian đội cày xong cánh đồng và số máy cày đội có là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Theo tính chất tỉ lệ nghịch, ta có : $7.20=10.x\Rightarrow x=14$

Vậy đội có 10 máy cày thì phải cần 14 giờ để hoàn thành xong

Bài 2: Gọi số đo $\widehat A,\widehat B,\widehat C$  lần lượt là $x;y;z$  (độ) ${0^o} < x;y;z < {180^o}$

$x;y;z$ tỉ lệ nghịch với 3, 4, 6

$\begin{array}{l}
 \Rightarrow 3x = 4y = 6z\\
 \Rightarrow \frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2}
\end{array}$

Mà $x + y + z = {180^0}$ . Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:$\begin{array}{l}
\frac{x}{4} = \frac{y}{3} = \frac{z}{2} = \frac{{x + y + z}}{{4 + 3 + 2}} = \frac{{{{180}^0}}}{9} = {20^0}\\
x = {80^0};y = {60^0};z = {40^0}
\end{array}$

Vậy số đo ba góc của tam giác ABC là ${80^0};{60^0};{40^0}$

 

Bài 3: Gọi thời gian hoàn thành công việc của đội III là x  (ngày)

Số máy cày của mỗi đội lần lượt là ${{y}_{1}};{{y}_{2}};{{y}_{3}}$ (máy)

Vì số máy cày và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên  $4{{y}_{1}}=6{{y}_{2}}=x{{y}_{3}}$

tổng số máy cày của đội I và đội II gấp 5 lần số máy cày của đội III nên :${{y}_{1}}+{{y}_{2}}=5{{y}_{3}}$

$4{{y}_{1}}=6{{y}_{2}}=x{{y}_{3}}\Rightarrow \frac{{{y}_{1}}}{3}=\frac{{{y}_{2}}}{2}=\frac{x{{y}_{3}}}{12}$. Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

$\frac{{{y}_{1}}}{3}=\frac{{{y}_{2}}}{2}=\frac{x{{y}_{3}}}{12}=\frac{{{y}_{1}}+{{y}_{2}}}{3+2}=\frac{5{{y}_{3}}}{5}={{y}_{3}}$

$\Rightarrow \frac{x{{y}_{3}}}{12}={{y}_{3}}\Rightarrow x=12$

Vậy thời gian hoàn thành công việc của đội III là 12 ngày.

Bài 4: Gọi số học sinh của mỗi lớp lần lượt là a,b,c (a,b,c  nguyên dương)

Số học sinh còn  lại ở 3 lớp tỉ lệ nghịch với $\frac{1}{8};\frac{1}{7};\frac{1}{10}$nên

$\frac{5}{6}a.\frac{1}{8}=\frac{7}{8}b.\frac{1}{7}=\frac{10}{11}c.\frac{1}{10}$

$\Rightarrow \frac{5}{48}a=\frac{1}{8}b=\frac{1}{11}c$

$\Rightarrow 55a=66b=48c$

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:$\frac{a}{48}=\frac{b}{40}=\frac{c}{55}=\frac{a+b+c}{48+40+55}=\frac{143}{143}=1$

$\Rightarrow a=48;b=40;c=55$

Vậy số học sinh của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 48 học sinh, 40 học sinh, 55 học sinh

Bài 5:

a) Ta có:

$\widehat{CAE}+\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ (hai góc phụ nhau)

$\widehat{ABD}+\widehat{BAD}={{90}^{0}}$ (hai góc phụ nhau)

$\widehat{CAE}+\widehat{ACE}={{90}^{0}}$ (hai góc phụ nhau)

$\Rightarrow $ $\widehat{CAE}=\widehat{ABD}$ ; $\widehat{BAD}=\widehat{ACE}$

Xét ${\Delta \mathrm { ADB }}$ và ${\Delta \mathrm { CEA }}$có:

$\widehat{CAE}=\widehat{ABD}$ ;  AB = AC; $\widehat{BAD}=\widehat{ACE}$.

Vậy ${\Delta \mathrm { ADB }}$= ${\Delta \mathrm { CEA }}$(g-c-g)

b) $\Rightarrow BD=AE;AD=CE$ ( các cạnh tương ứng)

$\Rightarrow DE=DA+AE=EC+BD$ (đpcm)

Bài 6:

a. Ta có AC // BE$\Rightarrow \widehat{ACD}=\widehat{DBE}$  ( 2 góc so le trong)

Xét $\Delta ~ADC$ và $~\Delta EDB$ có:

$\widehat{ACD}=\widehat{DBE}$ ( cmt)

$CD\text{ }=\text{ }BD$ ( gt)

$\widehat{ADC}=\widehat{EDB}$( 2 góc đối đỉnh)

Vậy $\Delta ADC=\Delta EDB$ (g.c.g)

b. $\Delta ADC=\Delta EDB$ (cmt)

$~\Rightarrow AC=EB$ (2 cạnh tương ứng)

Mà $AF=AC$ (gt)$\Rightarrow AF=BE$

AC // BE (gt), F

 

 AC $ \Rightarrow $  AF // BE

$\Rightarrow \widehat{FAI}=\widehat{IBE}$  ( 2 góc so le trong)

$\Rightarrow \widehat{AFI}=\widehat{BEI}$ ( 2 góc so le trong)

Xét $\Delta $ AIF và $\Delta $ BIE có:

$\widehat{FAI}=\widehat{IBE}$(cmt)

$AF=BE$ ( cmt)

$\widehat{AFI}=\widehat{BEI}$(cmt)

$\Rightarrow \Delta ~AIF=~\Delta BIE$ (g.c.g)

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản