Bài tập tuần môn Toán lớp 7 - Tuần 13

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 7 TUẦN 13

Đại số 7 : § 3:  Đại lượng tỉ lệ nghịch

Hình học 7: § 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác c-g-c

†††††††††

Bài 1:   Với cùng một số tiền để mua 225m vải loại 1 có thể mua được bao nhiêu m vải loại 2; biết rằng giá tiền vải loại 2 chỉ bằng 75% giá tiền vải loại 1

Bài 2: Cho 3 đại lượng x, y, z. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai đại lượng x và x biết:

a) x và y tỉ lệ nghịch; y và z tỉ lệ nghịch

b) x và y tỉ lệ nghịch; y và z tỉ lệ thuận

Bài 3: Các giá trị của 2 đại lượng x, y được cho trong bảng có phải là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch không? Nếu có, hãy tìm hệ số tỉ lệ và biểu diễn y theo x

x

$-3$

$-2$

$4$

$9$

$15$

y

30

45

$-22,5$

$-10$

$-6$

 

Bài 4: Cho $\Delta \text{ABC}$ có $\text{AB = AC}$. Lấy điểm $\text{E}$ trên cạnh $\text{AB}$, $\text{F}$ trên cạnh $\text{AC}$ sao cho $\text{AE = AF}$.

a) Chứng minh: $\text{BF = CE}$ và $\Delta \text{BEC}=\Delta \text{CFB}$.

b) $\text{BF}$ cắt $\text{CE}$ tại $\text{I}$, cho biết $\text{IE = IF}$. Chứng minh: $\Delta \text{IBE}=\Delta \text{ICF}$ bằng hai cách.

Bài 5:  Cho hai đoạn thẳng $\text{AB}$và $\text{CD}$cắt nhau tại trung điểm $\text{O}$ của mỗi đoạn thẳng.

a) Chứng minh: $\text{AC = DB}$ và $\text{AC // DB}$.

b) Chứng minh: $\text{AD = CB}$ và $\text{AD // CB}$.

c) Chứng minh: $\widehat{\text{ACB}}=\widehat{\text{BDA}}$.

d) Vẽ $\text{CH}\bot \text{AB}$ tại $\text{H}\text{.}$ Trên tia đối của tia $\text{OH}$ lấy điểm $\text{I}$ sao cho $\text{OI = OH}$. Chứng minh: $\text{DI}\bot \text{AB}\text{.}$

Bài 6:  Cho $\Delta \text{MNP}$ có $\text{PM = PN}$. Chứng minh: $\widehat{\text{PMN}}=\widehat{\text{PNM}}$ bằng hai cách.

 

Hết

 

 

 

 

 

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:  

Với số tiền không đổi thì số m vải mua được và giá vải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Gọi số m vải loại 2 mua được là x, theo tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có

$\frac{225}{x}=\frac{75}{100}\Rightarrow x=\frac{225.100}{75}=300$

Số mét vải loại 2 mua được là 300m.

Bài 2: a) x và y tỉ lệ nghịch $\Rightarrow xy=a$  $\left( a\ne 0 \right)$

y và z tỉ lệ nghịch $\Rightarrow yz=b\Rightarrow y=\frac{b}{z}$ $\left( b\ne 0 \right)$

Thay $y=\frac{b}{z}$ ta có $x.\frac{b}{z}=a\Rightarrow x=\frac{a}{b}z$

Vậy x và z là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số $\frac{a}{b}$

b) x và y tỉ lệ nghịch $\Rightarrow xy=a$$\left( a\ne 0 \right)$

y và z tỉ lệ thuận $\Rightarrow y=kz$$\left( k\ne 0 \right)$

Thay $y=kz$ ta có $x.kz=a\Rightarrow xz=\frac{a}{k}$

Vậy x và z là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ $\frac{a}{k}$

Bài 3: Hai đại lượng x và y cho trong bảng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì$-3.30=(-2).45=4.(-22,5)=(-9).10=15.(-6)=-90$;

hệ số tỉ lệ $a\text{ }=\text{ }-90$ và biểu diễn y theo x là: $y=\frac{-90}{x}$

Bài 4:

a) Chứng minh: $\text{BF = CE}$ và $\Delta \text{BEC}=\Delta \text{CFB}$.

* Xét hai tam giác $\Delta \text{BAF}$ và $\Delta \text{CAE}$ có:

$\text{BA = CA}$ (gt)

$\widehat{\text{A}}$ chung

$\text{AF = AE}$ (gt)

$\Rightarrow $ $\Delta \text{BAF}$ = $\Delta \text{CAE}$ (c.g.c)

$\Rightarrow $ $\text{BF = CE}$ (1)

Ta có: $\text{AE + EB = AB}$

$\text{AF + FC = AC}$

Mà      $\text{AB = AC}$, $\text{AE = AF}$

$\Rightarrow $ $\text{EB = FC}$ (2)

 

* Xét hai tam giác $\Delta \text{BEC}$ và $\Delta \text{CFB}$ có:

$\text{BE = CF}$ theo (2)

$\text{EC = FB}$ theo (1)

Cạnh $\text{BC}$ chung

$\Rightarrow $ $\Delta \text{BEC}$ = $\Delta \text{CFB}$ (c.c.c)

b) Chứng minh: $\Delta \text{IBE}=\Delta \text{ICF}$ bằng hai cách.

Ta có: $\text{BI + IF = BF}$

$\text{CI + IE = CE}$

Mặt khác, $\text{BF = CE}$, $\text{IF = IE}$

$\Rightarrow $ $\text{BI = CI}$ (3)

Cách 1:

* Xét hai tam giác $\Delta \text{IBE}$ và $\Delta \text{ICF}$ có:            

$\text{IB = IC}$ theo (3)

$\text{BE = CF}$ theo (2)

$\text{IE = IF}$ (gt)

$\Rightarrow $ $\Delta \text{IBE}$ = $\Delta \text{ICF}$ (c.c.c)

Cách 2:

* Xét hai tam giác $\Delta \text{IBE}$ và $\Delta \text{ICF}$ có:

$\text{IB = IC}$ theo (3)

$\widehat{\text{BIE}}=\widehat{\text{CIF}}$ (hai góc đối đỉnh)

$\text{IE = IF}$ (gt)

$\Rightarrow $ $\Delta \text{IBE}$ = $\Delta \text{ICF}$ (c.g.c)

Bài 5: a) Chứng minh: $\text{AC = DB}$ và $\text{AC // DB}$.

* Xét hai tam giác $\Delta \text{AOC}$ và $\Delta \text{BOD}$ có:

$\text{OA = OB}$ (gt)

$\widehat{\text{AOC}}=\widehat{\text{BOD}}$ (hai góc đối đỉnh)

$\text{OC = OD}$ (gt)

$\Rightarrow $$\Delta \text{AOC}$ = $\Delta \text{BOD}$ (c.g.c)

$\Rightarrow $$\text{AC = DB}$ (2 cạnh tương ứng bằng nhau)

Vì $\Delta \text{AOC}$ = $\Delta \text{BOD}$ nên $\widehat{\text{OCA}}=\widehat{\text{ODB}}$(2 góc tương ứng bằng nhau)

Mà $\widehat{\text{OCA}}$ và $\widehat{\text{ODB}}$ là hai góc ở vị trí so le trong, cát tuyến $C\text{D}$ $\Rightarrow $$\text{AC // DB}$.

b) Chứng minh: $\text{AD = CB}$ và $\text{AD // CB}$.

* Xét hai tam giác $\Delta \text{AOD}$ và $\Delta \text{BOC}$ có:

$\text{OA = OB}$ (gt)

$\widehat{\text{AOD}}=\widehat{\text{BOC}}$ (hai góc đối đỉnh)

$\text{OD = OC}$ (gt)

$\Rightarrow $$\Delta \text{AOD}$ = $\Delta \text{BOC}$ (c.g.c)

$\Rightarrow $$\text{AD = CB}$(2 cạnh tương ứng bằng nhau).

Vì $\Delta \text{AOD}$ = $\Delta \text{BOC}$ nên $\widehat{\text{OCB}}=\widehat{\text{ODA}}$(2 góc tương ứng bằng nhau)

Mà $\widehat{\text{OCB}}$ và $\widehat{\text{ODA}}$ là hai góc ở vị trí so le trong, cát tuyến $C\text{D}$ $\Rightarrow $$\text{AD // CB}$.

c) Chứng minh: $\widehat{\text{ACB}}=\widehat{\text{BDA}}$.

Ta có: $\widehat{\text{OCA}}=\widehat{\text{ODB}}$         (cmt)

$\widehat{\text{OCB}}=\widehat{\text{ODA}}$ (cmt)

$\Rightarrow $$\widehat{\text{OCA}}+\widehat{\text{OCB}}=\widehat{\text{ODB}}+\widehat{\text{ODA}}$

$\Rightarrow $$\widehat{\text{ACB}}=\widehat{\text{BDA}}$(đpcm)

d) Vẽ $\text{CH}\bot \text{AB}$ tại $\text{H}$.Trên tia đối của tia $\text{OH}$ lấy điểm $\text{I}$ sao cho $\text{OI = OH}$. Chứng minh: $\text{DI}\bot \text{AB}\text{.}$

* Xét hai tam giác $\Delta \text{HOC}$ và $\Delta \text{IOD}$ có:

$\text{OH = OI}$ (gt)

$\widehat{\text{HOC}}=\widehat{\text{IOD}}$ (hai góc đối đỉnh)

$\text{OC = OD}$ (gt)

$\Rightarrow $$\Delta \text{HOC}$ = $\Delta \text{IOD}$ (c.g.c)

$\Rightarrow $$\widehat{\text{OID}}=\widehat{\text{IHC}}={{90}^{0}}$ hay $\text{DI}\bot \text{AB}$.

 

Bài 6:

Cách 1:

 Lấy I trung điểm của MN, nối I với P.

* Xét hai tam giác ${\Delta \mathrm { MIP }}$ và ${\Delta \mathrm { NIP }}$ có:

            ${\mathrm { MI } = \mathrm { NI }}$ ( trung điểm của ${M N}$)

            cạnh IP chung

            ${\mathrm { PM } = \mathrm { PN }}$ (gt)

$ \Rightarrow $ ${\Delta \mathrm { MIP }}$ = ${\Delta \mathrm { NIP }}$ (c.c.c)

$ \Rightarrow $ $\widehat{PMI}=\widehat{PNI}$ (2 góc tương ứng bằng nhau) hay $\widehat{\text{PMN}}=\widehat{\text{PNM}}$ (đpcm).

Cách 2:

 Kẻ tia phân giác PH của góc $\widehat{MPN}$  cắt ${M N}$ tại H.

* Xét hai tam giác ${\Delta \mathrm { MPH }}$ và ${\Delta N P H}$ có:

            ${\mathrm { PM } = \mathrm { PN }}$ (gt)

            $\widehat{MPH}=\widehat{HPN}$  ( PH là tia phân giác của góc $\widehat{MPN}$)

            cạnh PH chung

$ \Rightarrow $ ${\Delta \mathrm { MPH }}$ = ${\Delta N P H}$ (c.g.c)

$ \Rightarrow $ $\widehat{PMH}=\widehat{PNH}$  (2 góc tương ứng bằng nhau) hay $\widehat{\text{PMN}}=\widehat{\text{PNM}}$(đpcm).

 

https://www.facebook.com/hoa.toan.902266

 

- Hết -

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản