Bài tập tuần môn Toán lớp 7 - Tuần 11

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 7 TUẦN 11

Đại số 7 :       Ôn tập chương I

Hình học 7:   § 3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh cạnh cạnh (C-C-C)

†††††††††

Bài 1:   Thực hiện phép tính

a) \[\frac{{ - 3}}{{16}} + \frac{5}{6}\]             

b) \[\frac{7}{{20}} - \frac{8}{{15}}\]

c) 0,7 +\[\frac{4}{{15}}\]

d) \[\frac{4}{7}.\frac{5}{8}\,\, - \,\,\frac{4}{7}.\frac{1}{3}\]

e) $\frac{{11}}{{19}} + \frac{{19}}{{18}} + \frac{8}{{19}} - \frac{1}{{18}} + 5,2$     

f) $\frac{3}{7} \cdot \frac{{16}}{{15}} - \frac{3}{7} \cdot \frac{2}{{15}}$

g) $\left( {\frac{5}{{12}}:3\frac{2}{6}} \right) + {\left( {\frac{2}{3} - \frac{1}{2}} \right)^2}$

h) \[\frac{{{4^2}{{.2}^3}}}{{{2^6}}}\]

 

Bài 2: Tìm x

a)$\frac{1}{2} + \frac{2}{3} \cdot x = \frac{4}{5}$       b)$\frac{x}{{27}} = \frac{{ - 2}}{{3,6}}$

   c)$\left| {x - 12} \right| - 3 = 2014$                   d)3https://toan123.vn/assets/media/screenshot-7_4.png  + 1 = 40   

 

Bài 3: a) Tìm số học sinh của mỗi lớp 7A , 7B biết rằng số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7B là 3 em . Tỉ số học sinh của hai lớp bằng $\frac{{12}}{{11}}$

b) Tìm các số x, y, z biết và  x – y + z = 56 .     

          c) Số học sinh ba khối 6, 7, 8 tỉ lệ với các số 41; 29; 30. Biết rằng tổng số học sinh khối 6 và 7 là 140 học sinh. Tính số học sinh mỗi khối.

 

Bài 4:  Tính chu vi và diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 10,234 m và chiều rộng là 4,7 m (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)            

Bài 5*:  So sánh tổng \[S{\rm{ }} = {\rm{ }}1{\rm{ }} + {\rm{ }}2{\rm{ }} + {\rm{ }}{2^2} + {\rm{ }}{2^3} +  \ldots . + {\rm{ }}{2^{50}}\]  và  251

Bài 6:   Cho hình vẽ:

a) Chứng minh\[\Delta ACB\, = \Delta CAD\,\]

b) Chứng minh \[\widehat {BAC}\, = \widehat {DCA}\,\] và suy ra AB // DC.

c) Chứng minh AD // BC.

Bài 7:   Cho$\Delta ABC$có AB = AC và M là trung điểm của BC. Chứng minh :

a)$\Delta AMB\, =Delta AMC$

b) $AM$là tia phân giác của$\widehat {BAC}$

c) $AM$là đường trung trực của$BC$  .                                             

 

                               Hết

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:  

a) $\frac{{ - 3}}{{16}} + \frac{5}{6}$  =   $\frac{{ - 9}}{{48}} + \frac{{40}}{{48}} = \frac{{31}}{{48}}$         

 

b) $\frac{7}{{20}} - \frac{8}{{15}}$   = $\frac{{21}}{{60}} - \frac{{32}}{{60}} = \frac{{ - 11}}{{60}}$      

c) $0,7$ $ + $ $\frac{4}{{15}}$   = $\frac{7}{{10}} + \frac{4}{{15}} = \frac{{21}}{{30}} + \frac{8}{{30}} = \frac{{29}}{{30}}$   

d) $\frac{4}{7}.\frac{5}{8}\,\, - \,\,\frac{4}{7}.\frac{1}{3}$=$\frac{4}{7}.\left( {\frac{5}{8} - \frac{1}{3}} \right) = \frac{4}{7}.\frac{7}{{24}} = \frac{1}{6}$   

e) https://toan123.vn/assets/media/screenshot-10_1.png = 7,2

f) https://toan123.vn/assets/media/screenshot-11_1.png = $\frac{3}{7}\,.\,\left( {\frac{{16}}{{15}} - \frac{2}{{15}}} \right)\,\,\,\, = \,\frac{2}{5}$

g) ${\rm{   }}\left( {\frac{5}{{12}}:3\frac{2}{6}} \right) + {\left( {\frac{2}{3} - \frac{1}{2}} \right)^2}$

      $\left( {\frac{5}{{12}}.\frac{6}{{20}}} \right) + {\left( {\frac{1}{6}} \right)^2} = \frac{1}{8} + \frac{1}{{36}} = \frac{{11}}{{72}}$

h) $\frac{{{4^2}{{.2}^3}}}{{{2^6}}}$ = $\frac{{{2^4}{{.2}^3}}}{{{2^6}}}$ = $\frac{{{2^7}}}{{{2^6}}}$ = 2

 

 

 

Bài 2:

a) $x = \left( {\frac{4}{5} - \frac{1}{2}} \right):\frac{2}{3} \Rightarrow x = \frac{3}{{10}}.\frac{3}{2} \Rightarrow x = \frac{9}{{20}}$  . Vậy $x = \frac{9}{{20}}$

b)$\frac{x}{{27}} = \frac{{ - 2}}{{3,6}}$ $ \Rightarrow x = \frac{{ - 2.27}}{{3,6}} \Rightarrow x =  - 15$ . Vậy x = -15

c)$\left| {x - 12} \right| - 3 = 2014$ $ \Rightarrow $ $\left| {x - 12} \right| = 2017$ $ \Rightarrow $  x – 12 = 2017 hoặc x – 12 = - 2017

$ \Rightarrow $  x = 2029 hoặc x = - 2005

Vậy  x = 2029 hoặc x = - 2005

d)3https://toan123.vn/assets/media/screenshot-12_1.png  + 1 = 40$ \Rightarrow $   https://toan123.vn/assets/media/screenshot-12_1.png  =  13 $ \Rightarrow $  x = 169. Vậy x = 169

 

 

Bài 3: Gọi số học sinh lớp 7A là x , số học sinh lớp 7B là y (đk x, y, z$ \in $N*, học sinh).

Theo đề bài ta có $\frac{x}{y} = \frac{{12}}{{11}}$  $ \Rightarrow $     $\frac{x}{{12}} = \frac{y}{{11}} = \frac{{x - y}}{{12 - 11}} = \frac{3}{1}$

Vậy x = 36 $ \Rightarrow $  Số học sinh lớp 7 A là 36 học sinh

Vậy x = 33 $ \Rightarrow $  Số học sinh lớp 7 B là 33 học sinh

b)  Tìm các số x, y, z biết https://toan123.vn/assets/media/screenshot-13_1.png   và  x – y + z = 56 .     

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau suy ra $\frac{x}{9} = \frac{y}{3} = \frac{z}{8} = \frac{{x - y + z}}{{9 - 3 + 8}} = \frac{{56}}{{14}} = 4$

Vậy x = 36 ; y = 12 ; z = 32

 Gọi số học sinh ba khối 6, 7, 8 lần lượt là x, y, z (đk x, y, z $ \in $ N*, học sinh).

Theo đề bài ta có; $\frac{x}{{41}} = \frac{y}{{29}} = \frac{z}{{30}}$  và  x+ y = 140

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau suy ra

$\frac{x}{{41}} = \frac{y}{{29}} = \frac{z}{{30}}$  =$\frac{{x + y}}{{41 + 29}}$ = $\frac{{140}}{{70}}$  = 2

$\frac{x}{{41}}$ = 2 $ \Rightarrow $  x = 82 (học sinh)

$\frac{y}{{29}}$  = 2$ \Rightarrow $  y = 58 (học sinh)

$\frac{z}{{30}}$  = 2$ \Rightarrow $  z = 60 (học sinh)

Vậy số học sinh khối 6, 7, 8 lần lượt là 82, 58, 60 học sinh.

Bài 4:

Tính chu vi: (10,234 + 4,7).2 = 29,868 $\approx $ 30 (m)

Tính diện tích: 10,234 . 4,7 = 48,0998 $\approx $ 48 (m2)

Bài 5*: S = 1 + 2 + 22 + 23 +….+ 250 

ta có  $2S{\rm{ }} = {\rm{ }}2{\rm{ }} + {\rm{ }}{2^2} + {\rm{ }}{2^3} +  \ldots . + {\rm{ }}{2^{50}}\; + {\rm{ }}{2^{51}}$  

$ \Rightarrow $  $2S{\rm{ }}--{\rm{ }}S\; = \;{2^{51}} - 1$  

https://toan123.vn/assets/media/screenshot-14_1.png$ \Rightarrow $  $S{\rm{ }} = {\rm{ }}{2^{51}} - 1$  

$ \Rightarrow $  $S{\rm{ }} < {\rm{ }}{2^{51}}\;\;$  

Bài 6: a) Xét $\Delta ACB\,v\`a \,\Delta CAD\,c\'o \,\,:$

$\left. \begin{array}{l}
AB = CD\\
AD = BC\\
AC chung
\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta ACB\, = \,\Delta CAD\,(c - c - c)$

b) Vì $\Delta ACB\, = \,\Delta CAD\left( {cmt} \right)\,\,\, \Rightarrow \,\widehat {BAC}\, = \widehat {DCA}\,$  (cặp góc tương ứng) mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $AB{\rm{//}}CD$

 

 

c) Vì $\Delta ACB\, = \,\Delta CAD\,\,\, \Rightarrow \,\widehat {DAC}\, = \widehat {BCA}\,$  (cặp góc tương ứng ) mà hai góc này ở vị trí so le trong

nên $A{\rm{D}}//BC$ .

 

Bài 7:   a) Xét $\Delta AMB\,$  và $\Delta AMC$  có :

$\left. \begin{array}{l}
AB = AC\\
BM = CM\\
AM chung
\end{array} \right\} \Rightarrow \Delta AMB\, = \,\Delta AMC\,(c - c - c)$

b) Vì $\Delta AMB\, = \,\Delta AMC\,\,\, \Rightarrow \,\widehat {BAM}\, = \widehat {CAM}\,$ (cặp góc tương ứng)

mà $AM$  là tia nằm trong $\widehat {BAC}\,$ Þ $AM$ là tia phân giác của $\widehat {BAC}$

c) $\Delta AMB\, = \,\Delta AMC\,\,\, \Rightarrow \,\widehat {AMB}\, = \widehat {AMC}\,$ (cặp góc tương ứng)

Mà $\widehat {AMB}\, + \widehat {AMC}\, = {180^0}$

Nên $\widehat {AMB}\, = \widehat {AMC} = {90^0}\,\,$ Þ $AM \bot BC$  tại trung điểm  $M$  của $BC$  

Þ$AM$  là đường trung trực của $BC$

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản