Bài tập tuần môn Toán lớp 7 - Tuần 09

PHIẾU HỌC TẬP TOÁN 7 TUẦN 09

Đại số 7 :       § 11:  Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai

§ 12Số thực.

Hình học 7:   § 1. Tổng ba góc của một tam giác

†††††††††

Bài 1:   Viết các số sau dưới dạng bình phương của một số. Có mấy cách viết?

a) 64                      b) 0,09            c) 13                d) $x$ (với $x > 0$ )

e) $\frac{1}{4}$                       f) $\frac{{49}}{{81}}$               g) ${x^2}$                h) ${m^4}$

Bài 2: Tìm giá trị của $x$ biết:

) a${x^2} = 9$                                        b) ${x^2} = 0,04$                            c) ${x^2} = 7$

d) ${x^2} = a$  (với $a \ge 0$ )                  e) ${x^2} - \frac{{16}}{{25}} = 0$                                 f) ${x^2} - \frac{{16}}{{25}} = 0$

g) ${x^2} - \frac{7}{{36}} = 0$                               h) ${x^2} + 1 = 0$

Bài 3: Tính

a)$\frac{2}{3}\sqrt {81}  - \left( {\frac{{ - 3}}{4}} \right)\sqrt {\frac{9}{{64}}}  + {\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{3}} \right)^2}$                              b) ${\left( { - \sqrt {\frac{5}{4}} } \right)^2} - \sqrt {\frac{9}{4}} :\left( { - 4,5} \right) - \sqrt {\frac{{25}}{{16}}} .\sqrt {\frac{{64}}{9}} $

        c)$ - {2^4} - {\left( { - 2} \right)^2}:\left( { - \sqrt {\frac{{16}}{{121}}} } \right) - {\left( { - \sqrt {\frac{2}{3}} } \right)^2}:\left( { - 2\frac{2}{3}} \right)$

Bài 4:  Dùng máy tính để tính và làm tròn kết quả chính xác đến chữ số thập phân thứ nhất

a) $ - 3\frac{1}{3}.\sqrt 2  - \left( {\sqrt 3  + \sqrt 5 } \right)\left( { - 2,25} \right)$

b) $\sqrt 6  - \sqrt 5  + \sqrt 4  - \sqrt 3  + \sqrt 2  - \sqrt 1 $

Bài 5:  Tìm số đo x trong các hình vẽ sau: (H1; H2; H3)

https://toan123.vn/assets/media/screenshot-3_4.png

Bài 6:  Cho $\Delta ABC$  có $\widehat A = {70^0},\widehat C = {50^0}$ . Tia phân giác của góc B cắt AC ở E. Tia phân giác của $\widehat {BEC}$ cắt BC ở F. Tính $\widehat {AEB},\widehat {CEF}$ .

Bài 7*:  Tính các góc của $\Delta ABC$   biết:

a)  Góc A lớn hơn góc B 200, góc B lớn hơn góc C 350.

b) $15\widehat A = 10\widehat B = 3\widehat C$                                                               c) $\widehat A:\widehat B = 3:5;\widehat B:\widehat C = 1:2$  

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1:   Sử dụng định nghĩa căn bậc hai và tính chất ${a^2} = {( - a)^2}$ với $a \in $ .

  1. Có 4 cách viết:     $64 = {6^2} = {( - 6)^2} = {(\sqrt {64} )^2} = {( - \sqrt {64} )^2}$

b) Có 4 cách viết:       $0,09 = {(0,3)^2} = {( - 0,3)^2} = {(\sqrt {0,09} )^2} = {( - \sqrt {0,09} )^2}$

c) Có 2 cách viết:       $13 = {(\sqrt {13} )^2} = {( - \sqrt {13} )^2}$

d) Có 2 cách viết:       $x = {(\sqrt x )^2} = {( - \sqrt x )^2}$

e) Có 4 cách viết:       $\frac{1}{4} = {\left( { \pm \frac{1}{2}} \right)^2} = {\left( { \pm \sqrt {\frac{1}{4}} } \right)^2}$   

f) Có 4 cách viết:        $\frac{{49}}{{81}} = {\left( {\frac{7}{9}} \right)^2} = {\left( { - \frac{7}{9}} \right)^2} = {\left( {\sqrt {\frac{{49}}{{81}}} } \right)^2} = {\left( { - \sqrt {\frac{{49}}{{81}}} } \right)^2}$

g) Có 2 cách viết:       ${x^2} = {\left( {\sqrt {{x^2}} } \right)^2} = {\left( { - \sqrt {{x^2}} } \right)^2}$

h) Có 2 cách viết:       ${m^4} = {\left( { \pm \sqrt {{m^4}} } \right)^2} = {\left( { \pm {m^2}} \right)^2}$  

Bài 2: Sử dụng tính chất: ${x^2} = a(a \ge 0)$ thì $x =  \pm \sqrt a $

a)$x =  + 3$                                  b) $x =  \pm 0,2$                             c) $x =  \pm \sqrt 7 $

d) $x =  \pm \sqrt a $                       e) $x =  \pm \frac{2}{3}$                                f) $x =  \pm \frac{4}{5}$

g) $x =  \pm \frac{{\sqrt 7 }}{6}$                       h) ${x^2} =  - 1$ ( vô lí) nên không có giá trị nào của $x$ thỏa mãn.

${x^2} =  - 1$

Bài 3:

a)$\frac{2}{3}\sqrt {81}  - \left( {\frac{{ - 3}}{4}} \right)\sqrt {\frac{9}{{64}}}  + {\left( {\frac{{\sqrt 2 }}{3}} \right)^2} = \frac{2}{3} \cdot 9 + \frac{3}{4} \cdot \frac{3}{8} + \frac{2}{9} = \frac{{1873}}{{288}}$

  1. ${\left( { - \sqrt {\frac{5}{4}} } \right)^2} - \sqrt {\frac{9}{4}} :( - 4,5) - \sqrt {\frac{{25}}{{16}}}  \cdot \sqrt {\frac{{64}}{9}}  = \frac{5}{4} - \frac{3}{2}:\left( { - \frac{9}{2}} \right) - \frac{5}{4} \cdot \frac{8}{3} =  - \frac{7}{4}$
  2. $ - {2^4} - {( - 2)^2}:\left( { - \sqrt {\frac{{16}}{{121}}} } \right) - {\left( { - \sqrt {\frac{2}{3}} } \right)^2}:\left( { - 2\frac{2}{3}} \right) =  - 16 - 4:\left( { - \frac{4}{{11}}} \right) - \frac{2}{3}:\left( { - \frac{8}{3}} \right) =  - \frac{{19}}{4}$

 

 

 

 

 

 Bài 4:

a)$ - 3\frac{1}{3} \cdot \sqrt 2  - (\sqrt 3  + \sqrt 5 )( - 2,25) \approx 4,2$

b) $\sqrt 6  - \sqrt 5  + \sqrt 4  - \sqrt 3  + \sqrt 2  - \sqrt 1  \approx 0,9$

 

Bài 5: HD.

https://toan123.vn/assets/media/screenshot-1_4.png

Hình 1: x = 850 ( ad định lí tổng ba góc của một tam giác)

Hình 2. $x = \frac{{{{180}^0} - {{40}^0}}}{2} = {70^0}$  .

Hình 3. x  = 1220 – 550 = 670  (góc ngoài của tam giác)

Bài 6: HD.

+) Tính được $\widehat {ABC} = {180^0} - {70^0} - {50^0} = {60^0}$  .

Vì BE là phân giác của $\widehat {ABC} \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}$  

Từ đó tính được $\widehat {AEB} = {180^0} - {30^0} - {70^0} = {80^0}$  

+)  Vì $\widehat {BEC}$  là góc ngoài của $ABE$  nên $\widehat {BEC} = {70^0} + {30^0} = {100^0}$  

$ \Rightarrow \widehat {{E_1}} = \frac{{{{100}^0}}}{2} = {50^0}$  ( Tính chất tia phân giác của 1 góc)

https://toan123.vn/assets/media/screenshot-2_5.png

Bài 7:   HD:

a) Có :$\widehat A - \widehat B = {20^0} \Rightarrow \widehat A = {20^0} + \widehat B,\widehat B - \widehat C = {35^0} \Rightarrow \widehat C = \widehat B - {35^0},\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}$ (tổng 3 góc của tam giác).

$ \Rightarrow {20^0} + \widehat B + \widehat B + \widehat B - {35^0} = {180^0} \Rightarrow 3\widehat B = {195^0} \Rightarrow \widehat B = {65^0}$  

$ \Rightarrow \widehat A = {85^0},\widehat C = {30^0}$  

b) $15\widehat A = 10\widehat B = 3\widehat C \Rightarrow \frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{3} = \frac{{\widehat C}}{{10}}$ . Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau: $\frac{{\widehat A}}{2} = \frac{{\widehat B}}{3} = \frac{{\widehat C}}{{10}} = \frac{{\widehat A + \widehat B + \widehat C}}{{15}} = {12^0}$ $ \Rightarrow \widehat A = {24^0};\widehat B = {36^0};\widehat C = {120^0}$  

c) $\frac{{\widehat A}}{{\widehat B}} = \frac{3}{5} \Rightarrow \widehat A = \frac{{3\widehat B}}{5}$  ; $\frac{{\widehat B}}{{\widehat C}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat C = 2\widehat B$ .

$\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}$ (Tổng 3 góc trong tam giác)

  $\frac{{3\widehat B}}{5} + \widehat B + 2\widehat B = {180^0} \Rightarrow \widehat B = {50^0}$ $ \Rightarrow \widehat C = {100^0};\widehat A = {30^0}$  

https://www.facebook.com/hoa.toan.902266

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản