Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH NGUYÊN HÀM

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH NGUYÊN HÀM

2.1. Phương pháp đổi biến

2.1.1. Đổi biến dạng 1

 Nếu : $\int{f(x)dx=F(x)+C}$ và với $u=\varphi \left( t \right)$ là hàm số có đạo hàm thì :

$\int{f(u)du=F(\varphi (t))+C}$

2.1.1.1. Phương pháp chung

  • Bước 1: Chọn $x=\varphi \left( t \right)$, trong đó $\varphi \left( t \right)$ là hàm số mà ta chọn thích hợp .
  • Bước 2: Lấy vi phân hai vế : $dx=\varphi '\left( t \right)dt$
  • Bước 3: Biến đổi : $f(x)dx=f\left[ \varphi \left( t \right) \right]\varphi '\left( t \right)dt=g\left( t \right)dt$
  • Bước 4: Khi đó tính : $\int{f(x)dx=\int{g(t)dt=G(t)+C}}$.

2.1.1.2. Các dấu hiệu đổi biến thường gặp

Dấu hiệu

Cách chọn

$\sqrt{{{a}^{2}}-{{x}^{2}}}$

Đặt $x=\left| a \right|sint$; với  $t\in \left[ -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right].$hoặc $x=\left| a \right|cost$;

với $t\in \left[ 0;\pi  \right].$

$\sqrt{{{x}^{2}}-{{a}^{2}}}$

Đặt $x=\frac{\left| \text{a} \right|}{\text{sint}}.$; với $t\in \left[ -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right]\backslash \left\{ 0 \right\}$ hoặc $x=\frac{\left| a \right|}{cost}$

với $t\in \left[ 0;\pi  \right]\backslash \left\{ \frac{\pi }{2} \right\}.$

$\sqrt{{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}$

Đặt $x=\left| a \right|tant$; với $t\in \left( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right).$hoặc $x=\left| a \right|\cot t$

với $t\in \left( 0;\pi  \right).$

$\sqrt{\frac{a+x}{a-x}}.$ hoặc $\sqrt{\frac{a-x}{a+x}}.$

Đặt $x=acos2t$

$\sqrt{\left( x-a \right)\left( b-x \right)}$

Đặt $x=a+(ba)si{{n}^{2}}t$

$\frac{1}{{{a}^{2}}+{{x}^{2}}}$

Đặt $x=atant$ ; với $t\in \left( -\frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2} \right).$

2.1.2. Đổi biến dạng 2

Nếu hàm số f(x) liên tục thì đặt $x=\varphi \left( t \right)$. Trong đó $\varphi \left( t \right)$ cùng với đạo hàm của nó ($\varphi '\left( t \right)$ là những hàm số liên tục) thì ta được :

$\int{f(x)dx=\int{f\left[ \varphi \left( t \right) \right]\varphi '\left( t \right)dt=\int{g(t)dt=G(t)+C}}}$.

2.1.2.1. Phương pháp chung

  • Bước 1: Chọn t=$\varphi \left( x \right)$. Trong đó $\varphi \left( x \right)$ là hàm số mà ta chọn thích hợp .
  • Bước 2: Tính vi phân hai vế : $dt=\varphi '\left( t \right)dt$.
  • Bước 3: Biểu thị : $f(x)dx=f\left[ \varphi \left( t \right) \right]\varphi '\left( t \right)dt=g(t)dt$.
  • Bước 4: Khi đó : $I=\int{f(x)dx}=\int{g(t)dt=G(t)+C}$

2.1.2.2. Các dấu hiệu đổi biến thường gặp :

Dấu hiệu

Cách chọn

Hàm số mẫu số có

$t$ là mẫu số

Hàm số : $f\left( x;\sqrt{\varphi \left( x \right)} \right)$

$t=\sqrt{\varphi \left( x \right)}$

Hàm $f\left( x \right)=\frac{a.\operatorname{s}\text{inx+b}\text{.cosx}}{c.\operatorname{s}\text{inx+d}\text{.cosx+e}}$

$t=\tan \frac{x}{2};\left( c\text{os}\frac{\text{x}}{\text{2}}\ne 0 \right)$

Hàm $f\left( x \right)=\frac{1}{\sqrt{\left( x+a \right)\left( x+b \right)}}$

Với : $x+a>0$ và $x+b>0$.

  • Đặt : $t=\sqrt{x+a}+\sqrt{x+b}$

Với $x+a<0$ và $x+b<0$.

           Đặt : $t=\sqrt{-x-a}+\sqrt{-x-b}$

2.2. Phương pháp nguyên hàm từng phần

Nếu u(x) , v(x) là hai hàm số có đạo hàm liên tục trên K:

$\int{u(x).v'(x)dx=u(x).v(x)-\int{v(x).u'(x)dx}}$

Hay  $\int{udv=uv-\int{vdu}}$ ( với $du=u\left( x \right)dx,~dv=v\left( x \right)dx$ )

2.2.1. Phương pháp chung

  • Bước 1: Ta biến đổi tích phân ban đầu về dạng : $I=\int{f(x)dx=\int{{{f}_{1}}(x).{{f}_{2}}(x)dx}}$
  • Bước 2: Đặt : $\left\{ \begin{array}{l}
    u = {f_1}(x)\\
    dv = {f_2}(x)
    \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
    du = f{'_1}(x)dx\\
    v = \int {{f_2}(x)dx} 
    \end{array} \right.$
  • Bước 3: Khi đó : $\int{u.dv=u.v-\int{v.du}}$

2.2.2. Các dạng thường gặp

2.2.2.1. Dạng 1

$I = \int {P(x)} \left\{ {\left. \begin{array}{l}
\sin x\\
\cos x\\
{e^x}
\end{array} \right\}} \right..dx$
.
Đặt $\left\{ \begin{array}{l}
u = P(x)\\
dv = \left\{ {\left. \begin{array}{l}
\sin x\\
\cos x\\
{e^x}
\end{array} \right\}} \right..dx
\end{array} \right.$     $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u'.du = P'(x)dx\\
v = \left\{ {\left. \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x\\
{e^x}
\end{array} \right\}} \right.
\end{array} \right.$

Vậy: $I = P(x)\left\{ \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x\\
{e^x}
\end{array} \right\}$- $\int {\left\{ \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x\\
{e^x}
\end{array} \right\}.P'(x)dx} $

2.2.2.2. Dạng 2

$I = \int {P(x).\ln xdx} $.  Đặt $\left\{ \begin{array}{l}
u = \ln x\\
\\
dv = P(x)dx
\end{array} \right.$       $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
du = \frac{1}{x}dx\\
v = \int {P(x)dx}  = Q(x)
\end{array} \right.$

Vậy $I = lnx.Q\left( x \right) = \int {Q(x).\frac{1}{x}dx} $

2.2.2.3. Dạng 3

$I = \int\limits_{}^{} {{e^x}\left\{ {\left. \begin{array}{l}
\sin x\\
\cos x
\end{array} \right\}} \right.dx} $
. Đặt $\left\{ \begin{array}{l}
u = {e^x}\\
dv = \left\{ {\left. \begin{array}{l}
\sin x\\
\cos x
\end{array} \right\}} \right..dx
\end{array} \right.$   $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
du = {e^x}dx\\
v = \left\{ {\left. \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x
\end{array} \right\}} \right.
\end{array} \right.$ 

Vậy I =  $I = {e^x}\left\{ {\left. \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x
\end{array} \right\}} \right.$- $\int {\left\{ {\left. \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x
\end{array} \right\}} \right.} {e^x}dx$

Bằng phương pháp tương tự ta tính được $\int {\left\{ {\left. \begin{array}{l}
 - \cos x\\
\sin x
\end{array} \right\}} \right.} {e^x}dx$
 sau đó thay vào  I

 

Chia sẻ:
Sidebar Trang chủ Tài khoản