Bài 23 trang 14 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

Tập hợp $C=\left\{ 8;\,10;\,12;\,\,...\,\,;30 \right\}$ có (30 - 8) : 2 +1 = 12 (phần tử)

Tổng quát:

- Tập hợp các số chẵn từ a đến số chẵn b có: $\left( b-a \right):2+1$ phần tử

- Tập hợp các số lẻ từ m đến số chẵn n có: $\left( n-m \right):2+1$  phần tử

Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau :

$D=\left\{ 21;\,23;\,25;\,\,...\,;99 \right\}$

$E=\left\{ 32;\,34\,;\,36;\,...;\,96 \right\}$.

Trả lời

Hướng dẫn giải chi tiết

Số phần tử của tập hợp D là :  $\frac{99-21}{2}+1=40$ ( phần tử )

Số phần tử của tập hợp E là :  $\frac{96-32}{2}+1=33$ ( phần tử )

Bài tập khác

    Bài 16 trang 13 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?

    a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12.

    b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.

    c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0.

    d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 = 3.

    Bài 17 trang 13 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ?

    a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt qua 20.

    b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.

    Bài 18 trang 13 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Cho $A=\left\{ 0 \right\}$. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không ?

    Bài 19 trang 13 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu $\subset $ để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.

    Bài 20 trang 13 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Cho tập hợp $A=\left\{ 15;\,24 \right\}$. Điền kí hiệu $\in ,\,\subset $ hoặc $=$ vào ô vuông cho đúng:

    a) 150A;                                b) $\left\{ 15 \right\}$0A                           c) $\left\{ 15;\,24 \right\}$ 0 A

    Bài 21 trang 14 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Tập hợp $A=\left\{ 8;\,9;\,10;\,\,...\,;\,20 \right\}$ có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử)

    Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a +1 (phần tử).

    Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: $B=\left\{ 10;\,11;\,12;\,...;\,99 \right\}$

    Bài 22 trang 14 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự  nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.

    a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.

    b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.

    c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18.

    d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.

    Bài 24 trang 14 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10

            B là tập hợp các số chẵn,

            ${{\mathbb{N}}^{*}}$ là tập hợp các số tự nhiên khác 0

    Dùng kí hiệu $\subset $ để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập $\mathbb{N}$ các số tự nhiên.

    Bài 25 trang 14 SGK môn Toán lớp 6 tập 1

    Cho bảng số liệu sau (theo Niên giám năm 1999)

    Viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất.

Sidebar Trang chủ Tài khoản