I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi (100) và vận dụng vào giải toán đố.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Thực hiện phép tính
– Đặt tính theo cột dọc, các số cùng hàng được đặt thẳng với nhau.
– Thực hiện phép cộng các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: (59 + 17)
Giải:
Vậy giá trị cần tìm là (76)
Dạng 2: So sánh
– Thực hiện tìm giá trị của hai vế (Dạng 1)
– So sánh các số vừa tìm được theo thứ tự so sánh các chữ số của các hàng, từ hàng chục đến hàng đơn vị.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
(9 + 9……9 + 8)
Giải:
(begin{array}{l}9 + 9 > 9 + 8\,,,18,,,,,,,,,,,,17end{array})
Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu >
Dạng 3: Toán đố
– Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.
– Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.
– Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
– Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.?
Ví dụ: Một người nông dân nuôi (19) con gà và (12) con vịt. Hỏi người nông dân đó có tất cả bao nhiêu gà và vịt ?
Giải:
Người nông dân đó có tất cả số gà và chó là:
(19 + 12 = 31) (con)
Đáp số: (31) con